Tin tức làm đẹp

Tẩy Tế Bào Chết Cho Da, Nàng Mê Skincare Không Nên Bỏ Qua!

Huong Dan Tay Te Bao Da Chet Dung Cach

Tế Bào Chết Là Gì?

Tế bào chết là lớp biểu bì già nua mà da đào thải ra và hầu hết chúng đều được giữ lại ở trên da. Hậu quả chúng để lại là khiến da của chúng ta trở nên sần sùi, bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.

Tẩy tế bào chết là dùng các loại kem tẩy tế bào chết cho mặt để loại bỏ đi các tế bào cũ đã chết, lớp da thừa bị sừng hóa để làm thông thoáng lỗ chân lông. Lớp da chết được loại bỏ sẽ tạo điều kiện để các tế bào mới phát triển, lỗ chân lông không bị bít tắc và ngăn ngừa mụn giúp bạn có một làn da mịn màng. Tẩy tế bào chết là một bước cực kỳ quan trọng để sở hữu một làn da đẹp mịn màng.

Có 2 loại tẩy tế bào chết là tẩy tế bào chết hóa họctẩy tế bào chết vậy lý (cơ học). Tùy theo loại da bạn đang sở hữu để lựa chọn loại tẩy tế bào chết phù hợp. Theo các chuyên gia da liễu, mỗi tuần nên tẩy tế bào chết tối thiểu 1 lần và tối đa từ 2 đến 3 lần.

280096964 166175999162173 7445956001415967618 N

Tại Sao Phải Tẩy Tế Bào Chết Cho Da?

Theo quy luật tự nhiên, mỗi ngày làn da của chúng ta sản xuất ra khoảng 5 tỷ tế bào mới và những tế bào cũ hay còn gọi là tế bào chết sẽ tự động bong tróc rồi rơi ra ngoài. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà tế bào chết đó không rơi được mà bám vào bề mặt da, lâu dần thành một lớp sừng dày làm cho bụi bẩn dễ dàng bám vào, khiến da trở nên khô ráp, lỗ chân lông giãn to, sần sùi và sỉn màu.

Theo các nghiên cứu cho thấy quá trình tự loại bỏ các tế bào chết trên da diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn trước năm 30 tuổi, còn từ 30 tuổi trở lên thì chu kỳ tái tạo da ngày càng chậm. Do đó, tế bào da chết càng khó bong tróc, lưu lại một lớp dày trên bề mặt da khiến da mất nước, hạn chế sự tái tạo tế bào mới, dẫn đến da sớm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, sạm, nám, đốm nâu, tàn nhang và khô sần.

Tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng, loại sạch bụi bẩn và bã nhờn sâu trong lỗ chân lông, từ đó giúp chị em trẻ đẹp lâu hơn.

Add A Subheading

Hướng Dẫn Các Bước Tẩy Tế Bào Chết Không Làm Tổn Thương Da

Tẩy da chết là bước rất quan trọng nhưng thực hiện lại vô cùng đơn giản, và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách có thể gây kích ứng, mẩn đỏ hoặc nổi mụn.

Chọn Sản Phẩm Tẩy Tế Bào Chết Phù Hợp

Tay Te Bao Chet Truoc Hay Sau Khi Rua Mat

Tẩy da chết được chia làm hai loại chính là: tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học. 

Khi chọn sản phẩm tẩy tế bào chết da mặt, bạn cần căn cứ vào loại da và tình trạng da để chọn thật chính xác. Nguyên tắc thông thường là:

• Da thường: Loại da dễ chịu, có thể dùng nhiều loại sản phẩm. Các loại tẩy da chết có hạt scrub nhuyễn hoặc các loại tẩy hóa học nồng độ trung bình sẽ làm sạch sâu cho da.

• Làn da nhờn mụn/da dầu: Loại da nhiều tổn thương, có vi khuẩn dưới da cần loại bỏ. Hãy chọn loại scrub hoặc gel tẩy tế bào chết da chứa hoạt tính than nhằm hút bớt lớp nhờn, dầu sản sinh trên khuôn mặt. Không nên dùng tẩy da chết hóa học nồng độ quá cao, và phải cẩn thận khi sử dụng kết hợp với các loại treatment chấm mụn, tránh gây ra mất cân bằng pH của da.

• Da khô: Tránh xa những sản phẩm tẩy tế bào chết da mặt có chứa các loại chất gây khô hoặc kích ứng cho da. Nên chọn sản phẩm có hỗ trợ dưỡng ẩm cho da ví dụ các loại tẩy da chết kết hợp với mặt nạ

 

Các Bước Tẩy Tế Bào Chết

Huong Dan Tay Te Bao Chet Cho Da Mat

Bước 1: Làm nở lỗ chân lông

Lỗ chân lông chính là nơi các tác nhân gây mụn như bụi bẩn, bã nhờn,… bám vào. Vì vậy trước khi tẩy da chết, bạn cần làm nở lỗ chân lông để dễ dàng làm sạch da mặt hơn, bạn chỉ cần dùng khăn nhúng vào nước ấm rồi đắp lên mặt trong khoảng 5 phút. Lúc này lỗ chân lông của bạn sẽ nở ra và dễ dàng cho bước thứ 2 làm sạch và loại bỏ cặn bã trong da.

Bước 2: Rửa mặt thật sạch

Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt chuyên dùng cho làn da của bạn luôn là điều tiên quyết trước khi áp dụng bất kỳ một phương thức chăm sóc da nào

Bước 3: Tẩy Da Chết

Lấy một lớp kem tẩy da chết vừa đủ, chấm lên các vùng trán, cằm, hai bên má và mũi. Sau đó từ từ và nhẹ nhàng xoa đều kem lên da và massage theo vòng tròn để lấy hết lớp tế bào chết, tế bào sừng,… ra khỏi da.

Lưu ý không nên dùng lực quá nhiều dễ gây tổn thương da, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.

Bước 4: Dưỡng ẩm sau tẩy tế bào chết cho da mặt

Tẩy tế bào chết gây khô da. Do đó, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi đó để giữ cho da đủ độ ẩm. Kem dưỡng ẩm chất lượng sẽ làm dịu và phục hồi da

Tẩy tế bào chết da mặt đúng cách sẽ mang lại cho bạn làn da tươi mới, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Bạn nên chọn đúng sản phẩm phù hợp với làn da, thực hiện tẩy tế bào chết với tần suất hợp lý. Chống nắng và dưỡng ẩm sau đó giúp bảo vệ làn da của bạn. Ngoài ra, cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập luyện để cơ thể luôn khỏe mạnh từ bên trong.