Việc cam kết chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp là điều quan trọng cần một doanh nghiệp kinh doanh phải đảm bảo cho người mua và người tiêu dùng. Với Tâm An Beauty, điều này càng được thể hiện mạnh mẽ, thông qua việc luôn lưu trữ sẵn những giấy tờ về sản phẩm của từng lô hàng nhập khẩu. Chính vì thế, khách hàng và người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm để lựa chọn sản phẩm tại Tâm An Beauty.
Những tài liệu cần đảm bảo của một loại mỹ phẩm
Bất kể một sản phẩm mỹ phẩm nào khi được sản xuất bắt đầu từ khi còn là những loại nguyên liệu thô, cho đến khi đang trong quá trình sản xuất và trở thành thành phẩm, đều được ghi nhận và theo dõi một cách cụ thể, đảm bảo sự an toàn chặt chẽ tuyệt đối. Và Tâm An Beauty tự hào là nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng những sản phẩm có được sự cam kết như trên. Vậy trong một bộ hồ sơ hàng hóa của các sản phẩm khi được Tâm An Beauty nhập khẩu về sẽ bao gồm những gì?
- Tuyên bố tuân thủ thực hành sản xuất tốt GMP của nhà máy
GMP là từ viết tắt của Good Manufacturing Practice, được hiểu trong tiếng Việt là Thực hành sản xuất tốt. Với tài liệu này, nhà máy cam kết rằng họ thực hiện đúng và đảm bảo sản xuất dựa trên các nguyên tắc, quy trình theo một cách logic, nhất quán về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, giảm thiểu về rủi ro hay nhầm lẫn liên quan đến định lượng thành phần, vệ sinh sản phẩm. Với các sản phẩm mỹ phẩm muốn được nhập khẩu và lưu hành chính thức ở Việt Nam, EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… cần phải có được tài liệu này từ nhà máy.
2. Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm CGMP do Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm phê chuẩn
Giấy chứng nhận Certificate of Cosmetics Good Manufacturing Practice của nhà máy được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc chỉ được phê chuẩn khi nhà máy sản xuất có tuân thủ đúng các kiểm tra định kỳ trong thời gian thích hợp.
3. Tài liệu về quá trình và phương pháp sản xuất – Manufacturing method
Đây được xem như một bản mô tả về quá trình tạo ra sản phẩm một cách cụ thể, như quá trình pha trộn các hỗn hợp, đong cất, đóng gói, cho đến khi tạo thành sản phẩm hoàn thiện, dựa theo tiêu chuẩn ISO. Tùy thuộc vào từng nhà máy, sẽ có một hoặc nhiều tài liệu đi kèm như bảng thành phần, bảng phân chia nhóm hỗn hợp được kết hợp với nhau, và lưu đồ sản xuất.
4. Chứng nhận phân tích thành phẩm – COA – Certificate of Analysic
Đây là một trong số những tài liệu quan trọng nhất sau khi sản xuất một lô sản phẩm. Thông thường, người ta sẽ chọn ra một sản phẩm bất kỳ trong lô sản xuất để kiểm nghiệm tại phòng lab. Chứng nhận sẽ ghi nhận rõ ràng thông tin cụ thể của sản phẩm: số lô, ngày sản xuất, số lượng sản xuất, hạn sử dụng.
Phần quan trọng là các tiêu chí của kiểm nghiệm thường sẽ là về cảm quan, màu sắc, mùi, lượng tạp chất, tổng số vi khuẩn hiếu khí, độ pH, độ nhớt (trong 24h), nhận diện các loại chất: Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate, Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate, Ethylhexyl Triazone, Niacinamide, Adenosine… Tùy thuộc vào sản phẩm mà sẽ có những tiêu chí phù hợp cụ thể. Nếu như các tiêu chí trên đều đạt chứng tỏ sản phẩm đảm bảo được chất lượng cũng như hiệu quả khi được sử dụng trong thời hạn sử dụng.
Như vậy, tài liệu này được xem như một kiểm nghiệm chính thức cho mỗi lô sản phẩm. Nhà phân phối, cửa hàng, người hàng và người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi bán và sử dụng sản phẩm.
Trang 1 của COA cho tinh chất chống nắng Care:nel Hyaluvita B5 Sun Repair Essence
5. Báo cáo kiểm chứng về độ ổn định của sản phẩm – Stability test report
Đây cũng là một báo cáo khá quan trọng về sản phẩm. Một sản phẩm bất kỳ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm ở nhiều điều kiện bảo quản khác nhau, nếu như sản phẩm vẫn duy trì độ ổn định về ngoại quan, mùi, màu sắc, độ pH, độ nhớt, độ cứng, độ chịu lực, độ bay hơi, điểm chảy… thì chứng tỏ sản phẩm đạt yêu cầu tốt.
Ví dụ: Tinh chất chống nắng Care:nel Hyaluvita B5 Sun Repair Essence SPF50+/PA++++ khi thử nghiệm sẽ được bảo quản trong 5 môi trường khác nhau, trong thời gian 3 tháng:
- Nhiệt độ phòng (+25°C và độ ẩm tương đối 60%)
- Lò ở nhiệt độ 50°C
- Chu kỳ nhiệt +5°C đến +45°C và độ ẩm tương đối 75% trong 24 giờ (luân phiên 12h đèn mát/12h tối)
- Lò ở nhiệt độ +40°C và độ ẩm tương đối 75%
- Tủ đông +5°C
Sau 3 tháng bảo quản, các mẫu kiểm nghiệm tinh chất chống nắng không thay đổi gì so với ban đầu ở cả 5 điều kiện môi trường khác nhau, chứng tỏ độ ổn định của sản phẩm là rất tốt, khiến cho việc bảo quản và sử dụng sản phẩm sẽ dễ dàng và an toàn hơn.
Kiểm chứng độ ổn định của tinh chất chống nắng
6. Bản quy tắc số lô và hạn sử dụng của sản phẩm – Batch Code Convention
Bản quy tắc đưa ra quy định về việc đánh dấu số lô cũng như hạn sử dụng của từng lô sản phẩm. Như vậy, người bán, mua hoặc dùng sản phẩm cũng yên tâm về sản phẩm.
7. Kiểm nghiệm hiệu quả – Challenge test
Đây là một kiểm nghiệm quan trọng được thực hiện trong phòng thí nghiệm, với mục đích đánh giá khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật trong một sản phẩm. Kiểm nghiệm này thường được áp dụng rất nhiều trong mỹ phẩm.
Ví dụ như kem chống nắng Care:nel No Sebum Perfect UV Shield SPF50+/PA++++, thành phẩm được đưa đi kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm, các loại vi sinh vật được kiểm nghiệm là tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus (ATCC 6538), vi khuẩn Escherichia Coli (ATCC 8739), Pseudomonas Aeruginosa (ATCC 9027), nấm Candida Albicans (ATCC 10231) và nấm Aspergillus Niger (ATCC 9029).
Thử nghiệm được thực hiện kéo dài trong 4 tuần, với các tiêu chí đánh giá như:
-
Sau 7 ngày: nếu số lượng vi sinh < 1 × 10⁴ CFU/g thì chấp nhận.
-
Sau 14 và 28 ngày: nếu kết quả bằng hoặc dưới 1 (so với ngày 7) thì chấp nhận.
-
Không có sự phát triển hoặc mùi lạ trong 4 tuần (đặc biệt đối với nấm mốc).
Và kem chống nắng Care:nel No Sebum Perfect UV Shield SPF50+/PA++++ cũng đều đạt các tiêu chí trên, cho thấy sự an toàn của sản phẩm.
Bản kiểm nghiệm hiệu quả của kem chống nắng Care:nel No Sebum SPF50+/PA++++
8. Bản dữ liệu an toàn nguyên liệu Safety Data Sheet
Đây cũng là một tài liệu quan trọng và mang tính bắt buộc trong sản xuất hóa mỹ phẩm. Với bản dữ liệu này, chúng ta có thể biết được các thông tin như thành phần hóa học trong sản phẩm, sự an toàn hay nguy cơ của thành phần, biện pháp cấp cứu nếu xảy ra kích ứng, cách thức bảo quản, lưu kho, độ ổn định của sản phẩm trong 36 tháng, các vấn đề về chất độc hại…
9. Bảng hiện diện của các chất gây dị ứng có thể có trong hương liệu
Bảng này được đưa ra dựa vào danh sách 26 thành phần của Ủy ban khoa học về mỹ phẩm và sản phẩm không phải thực phẩm của Ủy Ban Châu Âu. Trong đó, nhà máy sẽ phải ghi ra nồng độ của các chất trong danh sách 26 chất này nếu có, đồng thời nồng độ này có nằm trong phạm vị cho phép hay không. Trong bảng thành phần sản phẩm buộc phải khai báo nồng độ (%) của các thành phần có nồng độ vượt ngưỡng, để người tiêu dùng có thể hạn chế hoặc tránh sử dụng.
10. Bảng thành phần chi tiết
Bảng thành phần là tài liệu cần thiết khi đăng ký làm giấy công bố cho sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Bảng này sẽ hiển thị đầy đủ và chính xác tên/ danh pháp, nồng độ % của nhóm chất và của từng chất riêng biệt, số CAS (số đăng ký hóa chất) và chức năng của từng chất.
11. Tóm tắt dánh giá an toàn – Safety Assessment Summary
Bản tóm tắt như một lời kết cho thấy sản phẩm được bào chế từ các thành phần cụ thể có phù hợp để sử dụng trong mỹ phẩm hay không. Một trong những kết luận quan trọng là sản phẩm không gây hại đến sức khỏe con người. Ngoài ra, bản tóm tắt này cũng đưa ra đánh giá về hình thức sản phẩm, nhãn mác, hồ sơ độc tính các thành phần, cấu trúc hóa học… của sản phẩm.
Trên đây là tất cả những tài liệu mà nhà sản xuất cần phải cung cấp cho nhà nhập khẩu/ nhà phân phối. Ngoài ra, muốn sản phẩm được lưu hành chính thức tại Việt Nam, 2 giấy tờ quan trọng khác chính là Giấy phép buôn bán tự do – CFS – Certificate of Free Sale và Giấy ủy quyên – POA – Power of Attorney. Hai loại giấy này cần được nộp lên Bộ Y Tế để đăng ký phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Tại Tâm An Beauty, tất cả các sản phẩm đều được nhập khẩu chính ngạch, có phiếu công bố đầy đủ, với nhiều tài liệu từ nhà sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng và hiệu quả để sẵn sàng tới tay người tiêu dùng.